Lối sống hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến thành công của chúng ta và có những thói quen không cần tài giỏi cũng làm nên chuyện. Tôi đã xây dựng cho mình một phong cách sống kỷ luật, nề nếp, bạn cũng sẽ có thể làm nên việc lớn dù không có sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
Vậy như thế nào là một thói quen tốt? Đó là những việc lặp đi lặp lại hằng ngày giúp bạn cảm thấy thoải mái, khỏe khoắn, và làm việc năng suất hơn. “Hành động tạo ra thói quen. Thói quen tạo ra giá trị và giá trị tạo nên vận mệnh” – Mahatma Gandhi. Dưới đây là 3 thói quen bạn cần biết nếu muốn có một cuộc sống ý nghĩa.
Xem thêm: 8 đặc điểm nổi bật của người sinh ra để làm việc lớn
1. Kỷ luật tự giác
Thành công không gì hơn là một vài kỷ luật nho nhỏ, được thực hiện hàng ngày; trong khi thất bại chỉ đơn giản là vài lỗi sai trong phán đoán, được lập lại hàng ngày. Chính tổng sức nặng của những kỷ luật ta tuân theo và phán đoán của ta sẽ dẫn ta tới hoặc sự thịnh vượng hoặc thất bại. – Jim Rohn. Chỉ có những người có kỷ luật mới có thể thành công, đó là một điều rất hiển nhiên.
Kỷ luật bản thân là điều khó thực hiện nhất bởi đây là một quá trình bạn phải tự lãnh đạo chính mình. Người càng trẻ, càng cần phải có tính kỷ luật. Trong khi bạn đang sinh hoạt một cách vô tội vạ, ôm điện thoại lướt mạng xã hội đến tận khuya thì có những người bằng tuổi bạn đã bắt đầu nỗ lực để làm việc trong những công ty đa quốc gia, có chế độ nghỉ ngơi điều độ, luôn không ngừng phát triển bản thân, có những kế hoạch dài hạn cụ thể. Và kết quả là gì?
Khi họ có một vị trí nhất định trong công ty thì bạn mới bắt đầu chật vật tìm ra định hướng cho riêng mình. Khi họ đang bỏ thời gian để rèn luyện thể lực, bạn đang lượn lờ các hàng quán và suy nghĩ xem tối nay mình sẽ ăn gì. Khi họ đã bắt đầu lập gia đình thì bạn đang mải mê với những thú vui vô bổ ngoài xã hội. Cuối cùng, khi họ thành công, có trong tay mọi thứ từ sức khỏe, tiền bạc, hạnh phúc thì bạn thất bại, sức khoẻ đi xuống, thất nghiệp, trắng tay.
“Chúng ta đều phải chịu đựng một trong hai thứ: sự đau đớn của kỷ luật hay sự đau đớn của hối tiếc hoặc thất vọng.” cuộc đời rất công bằng. Nếu bạn không chịu rèn giũa tính kỷ luật, bạn sẽ phải trả giá bằng muôn vàn sự hối hận, nỗi thất vọng do tính chây lười của bản thân. Cuộc sống của bạn sẽ chỉ nở hoa nếu bạn biết tạo dựng các thói quen tích cực mỗi ngày: ăn uống điều độ, tập thể dục nâng cao sức khoẻ, đọc sách cải thiện kỹ năng, tiêu xài có kế hoạch,..
Kỷ luật tự giác: Thói quen không cần tài giỏi cũng làm nên chuyện!
2. Phải biết kiểm điểm bản thân
Luôn phàn nàn về người khác mà không tự nhìn nhận lại chính mình là điển hình của một kẻ thất bại. Có câu nói: “Phải biết kiểm điểm bản thân, đừng chỉ biết chỉ trích người khác. Nếu không, bạn sẽ chỉ nhìn thấy cái sai của người khác mà chẳng bao giờ thấy cái sai của mình”. Kỳ thực, những người chỉ sống để đổ lỗi cho người khác thường là những người mãi mãi ở vạch đích, không bao giờ có thể tiến lên.
Người luôn miệng than phiền về những người xung quanh, dù trong hoàn cảnh nào cũng đều thấy cuộc đời bất công, thấy bản thân mình thiệt thòi, thấy rằng mọi chuyện đều là lỗi của mọi người. Những người này thường không biết nhận lỗi sai về mình, thậm chí còn thể hiện sự khó chịu khi bị góp ý. Lâu dần, chính họ là người khiến các mối quan hệ bạn bè đồng nghiệp ngày càng trở nên xa cách thậm chí là gây thù ghét bởi tính xấu này của chính mình.
Nếu chỉ biết đổ lỗi, ta sẽ không tự nhận thức được cái sai của mình để sửa. Và lỗi lầm sẽ ngày một trở nên trầm trọng. Suy cho cùng, thứ kéo chúng ta xuống không phải là thế giới bên ngoài mà chính là nội tâm bên trong, là cách đối nhân xử thế, đối mặt với vấn đề của chúng ta.
Để có một vườn hoa nhân cách đẹp, ta cần phải học cách tự rèn giũa, kiểm điểm lại bản thân. Chỉ khi ấy, ta mới có thể sống một cuộc sống nhẹ nhàng, êm đềm hơn.
Xem thêm: Chuyên mục Kỹ năng tối ưu
3. Học kiến thức mới mỗi ngày
“Học, học nữa, học mãi” là câu nói truyền cảm hứng tới biết bao thế hệ của của Mác – Lênin và cho đến bây giờ vẫn còn có giá trị. Xã hội không ngừng phát triển, vậy nên chúng ta phải không ngừng nỗ lực học tập để bắt kịp với nhịp sống của thời đại.
“Không gì tốt hơn việc đọc và hấp thu càng ngày càng nhiều tri thức”.- Stephen Hawking. Hãy luôn ở trạng thái sẵn sàng học hỏi và trau dồi kiến thức khi có thể. Có rất nhiều cách để củng cố lượng kiến thức mỗi ngày: đọc báo, nghe tin tức, học hỏi từ những người giỏi hơn, nhưng hữu hiệu hơn cả chính là đọc sách.
“Đọc sách có thể không giàu, nhưng không đọc, chắc chắn nghèo”, sách là nguồn cung cấp kiến thức vô tận giúp bạn có thêm hiểu biết về thế giới xung quanh và tất cả các lĩnh vực bạn đang còn mơ hồ. Bạn có biết vì sao các tỷ phú lại giàu? Bởi họ dành phần lớn thời gian của mình để đọc những quyển sách giúp nâng cao kiến thức chuyên môn.
Học là một quá trình và là chuyện cả đời. Thời gian trôi qua, thứ còn lại duy nhất với chúng ta chính là kiến thức, vậy nên hãy không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện bản thân để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Xem thêm: Chuyên mục Nghĩ giàu làm giàu
Kết: Động lực giúp bạn đi tiếp và thói quen giúp bạn tới nơi. Biến động lực thành thói quen, bạn sẽ tới nơi nhanh hơn, và còn vui vẻ trên đường. Rất nhiều điều tươi đẹp đang chờ đón bạn phía trước. Nếu không muốn cuộc đời trở nên vô nghĩa, hãy sống sao để mỗi ngày trôi qua, đều trở nên quý giá và thật đáng sống nhé.
Your Homie
E-Book phát triển bản thân toàn diện nhất
42 kỹ năng phát triển bản thân tối ưu mỗi ngày
42 “vật phẩm đặc biệt” sẽ giúp bạn nâng cao giá trị và năng lực bản thân, cải thiện những chuỗi ngày chán nản và mơ hồ.