Tiền bạc và một cuộc sống ý nghĩa

Tiền bạc và một cuộc sống ý nghĩa

4 bước để dung hòa tiền bạc và một cuộc sống ý nghĩa. Buộc “Nghệ thuật kiếm sống” phải vận hành.

Bước 1: Tự mình kiếm sống

Hãy tự kiếm tiền trong khả năng của mình. Kiếm lấy một công việc đều đặn, công việc bàn giấy hay công việc tạm thời gì cũng được. Đừng cho rằng chúng “dưới tầm” của mình, miễn là mình có tiền. Tạm thời để nghệ thuật, mục tiêu hay ý nghĩa ra phía sau.

Tìm cho được sự ổn định tài chính, để bản thân có được cảm giác đủ tiền trả thuê nhà hàng tháng; thanh toán hóa đơn đúng hạn, mua một chiếc áo đẹp; và đi ra ngoài ăn tối với vẻ mặt tự tin. Chắc hẳn không ai muốn theo đuổi đam mê nghệ thuật hay công việc yêu thích của mình với chiếc túi rỗng và phải lo bữa cơm ngày mai có gì. Đúng không?

Đọc thêm: 7 điều cần thiết phải từ bỏ để đạt được thành công rực rỡ

Bước 2: Tạo ra nhiều cơ hội để thử nghiệm hơn

Một khi bạn đã có động lực kiếm tiền thì bạn sẽ tạo ra được cơ hội thử nghiệm. Việc tìm kiếm sự dung hòa giữa tiền bạc và ý nghĩa cuộc sống đòi hỏi rất nhiều trải nghiệm. Cuộc trải nghiệm nào cũng cần đầu tư thời gian, tiền bạc và môi trường để “thử” và “sai”.

Vậy nên hãy cứ lao đầu vào những cơ hội trước mắt nếu muốn nguồn thu nhập của mình lớn hơn; bất kể nó có thể đem lại cho bạn nhiều cay đắng thế nào; thì kinh nghiệm từ việc trải qua những nghề khác nhau sẽ luôn lớn hơn sự mất mát. Chưa có thống kê nào cho thấy bạn từng làm nhiều việc khác nhau trước đây lại kéo mức lương hiện tại của bạn xuống thấp hơn cả. Trừ khi bạn nhảy việc quá nhanh; và chưa tích lũy đủ hiểu biết lẫn kinh nghiệm về công việc đó.

Tiền bạc và một cuộc sống ý nghĩa
Tiền bạc và một cuộc sống ý nghĩa

Bước 3: Hãy tranh thủ thử nghiệm những lúc có thời gian

Thử trải nghiệm một số rủi ro trong quá trình tạo nên sự khác biết ở tổ chức của mình; nơi làm việc hay lĩnh vực đang hoạt động. Giải quyết các vấn đề mà bạn không được “thuê” hay xử lý; và đóng góp những cách thức thúc đẩy công việc mức độ cao mà mình không được thuê làm. Việc lãnh đạo sẽ tạo cảm giác sống ý nghĩa, có sức ảnh hưởng và sáng tạo hơn. Nếu bạn đọc kha khá sách self – help thì chắc hẳn sẽ biết công thức : Thu nhập = Thời gian x Giá trị x Quy mô.

Có thể lúc bắt đầu khám phá một công việc mới thì giá trị tạo ra cho xã hội không nhiều, nhưng nếu bạn làm việc đó trong thời gian rảnh (Spare time) hãy tận dụng tối đa khoảng “tài nguyên dư thừa” này cộng với một “tư duy lớn” – nghĩa là làm sao cho công việc mình đang thực hiện có sức ảnh hưởng và lan tỏa rộng khắp, thì theo thời gian, nó sẽ kéo giá trị và từ đó thu nhập của bạn tăng lên.

Đọc thêm: Khẳng định bản thân: 3 bước để hoàn thiện chính mình

Bước 4: Tự đột phá (dành cho những ai muốn thay đổi sự nghiệp)

Thất bại là mẹ thành công, hãy “thử khởi nghiệp” một công việc ngoài giờ. Từ những việc nhỏ đã trải qua ở bước 3 thì bây giờ là thời điểm để tìm kiếm mục đích sống và đam mê. Khi đã trải qua đủ nhiều những quá trình thử – sai thì bạn sẽ xác định được đâu là đam mê và đâu mà mục tiêu làm việc của mình. Từ đó xác định được những gì nên và không nên làm. Tập trung vào việc “nâng cấp” nó lên bằng cách đem lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng.

Đừng vội quan tâm đến thành công hay thất bại mà hãy chú ý vào việc mình đã học được những gì.

“Niềm đam mê điên cuồng một mục tiêu cụ thể (rủi ro) nào đó là một ý tưởng tuyệt vời nếu cách thức bạn lựa chọn hay thực hiện mang đến cho bạn những kết quả khác, lần sau tốt hơn lần trước” – Seth Godin.

Tuy nhiên, bạn sẽ thành công nhiều hơn nữa nếu vừa học được các kỹ năng kinh doanh có giá trị, vừa có thể theo đuổi ước mơ của mình.

– Trương Di

Your Homie

Trương Di Writer

E-Book phát triển bản thân toàn diện nhất

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top