4 lý do thất bại: Điều gì kìm hãm bạn đến thành công

Lý do thất bại

Trong cuộc sống hiện đại, tôi nhận ra lý do thất bại lớn nhất đó là nhiều người có không ít người tham lam, mong muốn làm giàu một cách nhanh chóng, khao khát “đổi đời sau một đêm” mà không cố gắng nỗ lực làm việc, chỉ biết thụ động mong chờ cơ hội tới.

Người ta có câu “Đường đến thành công không trải đầy hoa hồng”, người muốn đạt được mục tiêu, muốn có cuộc sống mơ ước thì phải bỏ công sức, thời gian, tâm huyết của bản thân, đó mới chính là thành công đúng nghĩa.

Xem thêm: 8 kỹ năng làm việc đỉnh cao của người thành công

1. Dựa dẫm vào các mối quan hệ là lý do thất bại lớn nhất

Các mối quan hệ xã hội mục đích để giúp đỡ lẫn nhau. Bạn có thể nương tựa vào những người thân xung quanh khi cần, nhưng đừng quá phụ thuộc vào họ. Việc nằm trong khả năng, hãy tự mình làm, những việc nhỏ nhặt, hãy tự tìm cách giải quyết. Chúng ta sinh ra là những cá thể độc lập, đừng lúc nào cũng phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác. Có những người thích dựa dẫm vào người khác, luôn mong chờ người khác làm sẵn mọi việc cho mình, việc gì cũng cậy thân quen mà nhờ vả, luôn muốn hưởng thụ trên thành quả người ta vất vả làm ra. 

Điều gì cũng có cái giá của nó, nhờ vả vài lần họ có thể sẽ vui vẻ chấp nhận, nhưng nếu bạn cho đó là điều hiển nhiên và liên tục coi họ như chân sai vặt, làm hết tất cả những gì một người công nhân thuê ngoài có thể làm cho bạn. Dần dần, họ sẽ cảm thấy bị lợi dụng, bạn sẽ bị xem thường, xa lánh. về sau khó có thể nhờ cậy thêm nữa. Vì vậy, có những chuyện nếu có thể tự giải quyết được bằng tài chính, thì đừng dùng tình cảm để nhờ cậy. 

2. Lý do thất bại thứ 2: Lợi dụng người khác

Trong một mối quan hệ, nếu chỉ một bên mưu cầu lợi ích, lợi dụng lòng tốt của người khác, chỉ biết nhận mà không cho đi, thì mối quan hệ này sẽ sớm tan vỡ. Có những người chỉ làm thân và kết bạn với những người giàu, có gia thế “khủng” với mục đích nhờ vả, vay mượn tiền bạc. 

Trong tâm lý học, loại tính cách này được gọi là tính cách “mưu cầu”, họ luôn mong muốn được nhận càng nhiều càng tốt, họ là người sống chỉ có “một chiều” . Khi họ cần đến bạn, họ rất nhiệt tình, vui vẻ nhưng khi bạn gặp khó khăn bất trắc và cần đến họ thì họ biến mất ngay. Đó là biểu hiện của kiểu người sống ích kỷ, vụ lợi, chỉ biết nghĩ đến bản thân.

Xem thêm: 5 thói quen “tỷ phú” dẫn đến thành công

Biểu hiện rõ nhất của những người như vậy là luôn viện cớ, viện lý do, lấy gia cảnh để khóc lóc, than thở với mong muốn lợi dụng hết tất thảy từ người khác. từ tiền của đến địa vị, danh vọng, tình cảm,… 

Tóm lại, đối với những người có tính tham lam, chỉ cần bạn không cẩn thận, họ sẽ chớp ngay cơ hội để “khai thác” bạn. Chỉ hy vọng những kẻ ham vụ lợi luôn nhớ một điều rằng: Lợi dụng người khác chính là đang gây thiệt hại cho bản thân bởi kết cục bạn nhận được sẽ rất bi thảm. Thay vào đó, hãy học cách cho đi nhiều hơn. Con đường đi đến thành công của bạn cũng từ đó mà rộng mở.

Lý do thất bại
Lý do thất bại chính là lợi dụng người khác

3. Lý do thất bại thứ 3: Hạ thấp đối phương

Tự nâng bản thân mình lên và hạ thấp người khác là biểu hiện của người thua cuộc. Chắc chắn bạn đã gặp không ít người như thế này: Người đó mới đi du lịch được vài nơi đã lên mặt như đã đi hết vòng quanh thế giới. Người đó chỉ đọc vài quyển sách nhưng đã đi dạy đời người khác. Và khi người đó mua được những món đồ hiệu đắt tiền thì liền coi thường những người bên cạnh, tự cho mình là đẳng cấp hơn người. Những người này luôn kiêu căng, coi thường mọi thứ, tự cho mình là “cái rốn của vũ trụ”.

Tự cao tự đại thực ra là một cái bẫy đáng sợ. Một khi đã bị mắc kẹt, bạn có thể bị chôn vùi mãi mãi ở sự ảo tưởng mãi mãi. Có rất nhiều người đã tự huỷ hoại sự nghiệp của mình chỉ vì tính tự cao tự đại, coi trời bằng vung, khinh thường người khác và kết cục là trở thành kẻ thất bại.

Xem thêm: Gia Cát Lượng: 4 bài học trở thành bậc thầy dùng người đỉnh cao

Nếu bạn luôn tự đánh giá cao bản thân và coi mình là bậc vĩ nhân thì ngược lại bạn sẽ thu hút sự chán ghét, coi thường từ người khác. Lâu dần, bạn sẽ bị xa lánh bởi chính những người yêu thương mình. Đây không phải là người khôn ngoan, mà là biểu hiện của một kẻ ngốc.

Sống ở đời, phải biết tự cúi mình, khiêm tốn, bởi “núi này cao còn có núi khác cao hơn”. Cách tốt nhất để ứng xử ở đời là: đừng nâng bản thân mình lên và cũng đừng hạ thấp người khác. Nếu bạn chỉ biết mỗi bản thân mình, hậu quả bạn chuốc lấy sẽ vô cùng nặng nề.

Shakespeare từng nói: “Kẻ ngu cho rằng mình khôn, nhưng người khôn tự biết mình khôn.” Nhiều khi sự khoe khoang thành tựu của bạn chỉ là một hạt bụi nhỏ đối với người khác, và họ cảm thấy bạn như đang làm trò hề vậy. Chỉ bằng cách khiêm tốn, chúng ta mới có thể tiến bộ liên tục.

4. Lý do thất bại thứ 4: Sống quá thủ đoạn, toan tính

Lòng tham của con người như cái hố sâu không đáy, có rồi lại muốn nhiều hơn, chưa bao giờ là cảm thấy đủ. Có những người vì quá xem trọng danh vọng, tiền tài mà không ngại tìm mọi cách để kiếm được tiền dù có phải đánh đổi. Những người này thường ích kỷ, nhỏ nhen, hơn thua với cả người thân của mình. Họ sẽ không bao giờ có được cuộc sống yên bình bởi thứ choán lấy tâm trí họ chỉ có tiền, tiền và tiền. 

Sống toan tính sẽ không đem lại cho chúng ta cảm giác bình yên, vui vẻ. Biết đủ và hài lòng với hiện tại, học cách kiềm chế những dục vọng tầm thường của bản thân, ta mới có thể đứng vững trong đời. 

Sống trên đời, nếu muốn mưu cầu hạnh phúc thì đừng nên so đo, toan tính thiệt hơn. Đừng vì danh lại, giàu sang mà mê muội chạy theo, đắm chìm trong sự hơn thua, tranh giành. Hậu quả là đánh mất chính bản thân mình. Càng mưu mô xảo quyệt bao nhiêu, lòng càng chất chứa muộn phiền bấy nhiêu.

Vậy tại sao ta không thử cởi mở lòng mình, xem nhẹ được mất, học cách hài lòng với hiện tại. Suy nghĩ tích cực thêm một chút, giản đơn thêm một chút, nói không với đấu đá, hơn thua, cuộc sống sẽ càng thêm vui vẻ.

Xem thêm: 7 thói quen giúp bạn thoát nghèo chỉ với 5 phút mỗi ngày

Kết: Con người ta sống ở đời, đừng quá kiêu căng ngạo mạn, hãy biết cúi đầu trước người giỏi giang hơn mình. Cũng đừng sống quá so đo tính toán bởi nó sẽ chỉ hạ thấp danh dự của chúng ta khi bị người đời né tránh. Hãy khiêm tốn, tự dựa vào chính mình để vươn lên. Các mối quan hệ sẽ giúp bạn phát triển nhưng nên nhớ, đừng quá dựa dẫm vào người khác.

– Trương Di

Your Homie

Trương Di Writer

E-Book phát triển bản thân toàn diện nhất

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top