Một trích dẫn chủ nghĩa khắc kỷ: “Thế giới rộng lớn thế này nhưng lại không cho tôi nổi một nơi nương tựa. Thật nực cười và đau đớn làm sao! Thế nhưng tôi vẫn không thể chết ngay cả khi niềm hân hoan với cuộc đời này chẳng còn gì. Hãy chỉ tôi cách để sống có được không? Hãy gỡ bỏ nỗi bất hạnh này ra khỏi tâm trí tôi. Xin hãy nói cho tôi biết tìm kiếm hạnh phúc ở nơi đâu?”
Đó là lời tự bạch của đại thi hào Nhật Bản Dazai Osamu trước khi trầm mình tự sát lần thứ 5 rồi vĩnh viễn rời bỏ thế gian. Đã từ rất lâu kể từ thời điểm Danzai mất nhưng nhà văn tài hoa vẫn chưa bao giờ bị người đời quên lãng.
Đọc thêm: Để trở nên kiên cường, hãy bình thản và bản lĩnh
Người ta nhớ đến ông không chỉ đơn thuần vì ông đã để lại một sự nghiệp văn chương lẫy lừng, các tác phẩm trường tồn với thời gian được biết bao thế hệ đón nhận. Mà ở ông họ còn thấy được hình bóng của những con người cô đơn, lạc lối trong nỗi đau khổ của chính mình, mong cầu hạnh phúc ở nơi xa xôi nhưng lại không nhận thấy được giá trị của những điều mình đang sở hữu.
Rất nhiều người đã trải qua những cảm xúc tồi tệ như Dazai, không thể chấp nhận hiện thực, gán ghép hạnh phúc bằng những giấc mơ xa vời rồi kết thúc bằng việc tự hủy hoại bản thân khi không thể đạt được những mong cầu mình đã vẽ ra.
Dẫu biết rằng bằng lòng với thực tại , chấp nhận buông bỏ mộng tưởng vô cùng khó khăn, thế nhưng điều này lại là một yếu tố không thể thiếu của bình an và hạnh phúc. Bởi lẽ khi ta biết chấp nhận, ta đã có thể trút hết mọi phiền muộn để quay lại với sự cân bằng trong cuộc sống. Và đây cũng là một chân lý sâu sắc được chủ nghĩa khắc kỷ đề cao.
Đọc thêm: Bạn muốn hạnh phúc, hãy giảm stress theo chủ nghĩa khắc kỷ
Chủ nghĩa khắc kỷ là gì
Chủ nghĩa khắc kỷ là một trong những trường phái triết học Hy Lạp, La Mã cổ đại thâm sâu, nổi tiếng bậc nhất được đúc kết bởi nhà hiền triết lỗi lạc Zeno của thành Citium vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Mục đích của chủ nghĩa khắc kỷ là hướng tới một cuộc sống tối giản, tích cực, giúp con người có thể từ bỏ những chấp niệm hão huyền khiến họ bế tắc đau khổ để sống một cuộc đời điềm nhiên và an yên hơn.
Phổ biến với mọi tầng lớp xã hội nhưng chủ nghĩa này cũng phải trải qua các giai đoạn thăng trầm của thời đại. Nó từng bị kìm hãm, ảnh hưởng bởi sự tàn lụi của triết học Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, với tầm vóc và ý nghĩa quá sâu sắc, chủ nghĩa khắc kỷ vẫn mãi trường tồn theo dòng thời gian đầy biến động. Nó đã trở thành một phương pháp sống lý tưởng, là lời chỉ điểm hạnh phúc cho rất nhiều con người trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Đọc thêm: Sự hoàn hảo bên trong quan trọng hơn vẻ ngoài
1. Stoicism – John Sellars
Đây là cuốn sách miêu tả một cách xuất sắc toàn diện nhất về trường phái triết học khắc kỷ. Tác giả John Sellars cũng là một trong những người theo đuổi chuyên sâu về triết lý vĩ đại này.
Anh liên kết mọi học thuyết sâu xa của chủ nghĩa đắc kỷ để người đọc có thể cảm nhận được một cánh cửa dẫn lối họ khỏi những chơi vơi, lạc lõng của kiếp nhân sinh, thoát khỏi những trăn trở đau đớn “Ta là ai giữa biển người mênh mông này? Ta phải đi về nơi đâu để hạnh phúc”. Và cũng thấy được rằng sinh mệnh vốn phù phiếm như cõi mộng nếu cứ mãi theo đuổi một thứ không thuộc về ta.
Nỗi đau khổ tột cùng của một người cũng bắt đầu từ những suy tưởng, từ những viển vông rằng sẽ nắm bắt được mọi điều mà mình khao khát, ngay cả khi nó hoàn toàn tách rời khỏi tầm kiểm soát. Hạnh phúc không khó để nắm bắt chỉ cần ta biết chấp nhận, nhìn thấy giá trị đáng quý của những gì thuộc về mình.
2. Chủ Nghĩa Khắc Kỷ – Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản của William B.Irvine
Cuốn sách này đào sâu về việc phân tích, ứng dụng triết lý khắc kỷ của nhà hiền triết Zeno trong việc nhận diện lý tưởng của cuộc đời. Zeno cho rằng “một cuộc đời hạnh phúc là một cuộc đời trôi đi êm ả”.
Hạnh phúc của con người thường quá ngắn ngủi, mong manh cũng chỉ vì họ định nghĩa nó quá phức tạp. Với nhiều người hạnh phúc là phải đạt được các thành tựu ưu tú nhất, phải có được thứ mình chưa bao giờ chạm tới.
Sự bất hạnh đến từ việc con người thường quá tham lam, lý tưởng hoá mộng đẹp mà không tài nào chấp nhận nổi một thực tế khác với những mong muốn của mình. Cuốn sách này dạy ta cách nhìn nhận thế giới khách quan và tỉnh thức hơn thay vì cứ buộc nó phải diễn ra theo mong cầu của bản thân.
3. Ego is the Enemy – Ryan Holiday
Đây là một trong những cuốn sách về chủ nghĩa đắc kỷ thú vị nhất đề cập tới bản ngã của con người. Tác giả đã khắc hoạ lại rất chân thực, rõ nét cách mà bản ngã chi phối cuộc sống, sự nghiệp của rất nhiều đối tượng trong xã hội ra sao.
Bản ngã là một nét rất riêng của mỗi cá nhân nhưng nó cũng vô tình khiến con người làm mọi điều để chứng tỏ mình đặc biệt, không thể nhìn thấy lỗi lầm, khó chấp nhận được thực tế và mãi không thể gượng dậy khỏi đau khổ. Muốn thay đổi cuộc đời, có được hạnh phúc thì phải biết cách chấp nhận khuyết điểm và tìm cách để sửa đổi.
Cuốn sách đã xây dựng một cái nhìn tổng quan trực diện về sự nguy hiểm của bản ngã và chỉ ra được phương pháp để khắc chế nó hiệu quả nhất
Kết:
Hy vọng những chia sẻ về 3 cuốn sách Chủ nghĩa Khắc kỷ trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, trút bỏ những mệt mỏi, cảm xúc tiêu cực trong tâm trí và hướng tới một cuộc sống tích cực, tốt đẹp hơn.
Your Homie
E-Book phát triển bản thân toàn diện nhất
42 kỹ năng phát triển bản thân tối ưu mỗi ngày
42 “vật phẩm đặc biệt” sẽ giúp bạn nâng cao giá trị và năng lực bản thân, cải thiện những chuỗi ngày chán nản và mơ hồ.